Nhiều bà bầu bị chảy máu chân răng trong khi vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khi gặp tình trạng này, thai phụ rất lo lắng, băn khoăn không biết có nguy hiểm gì không?
Nhìn chung, bà bầu bị chảy máu chân răng khá phổ biến, đây thường không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và được điều trị dễ dàng. Nếu đang gặp phải tình trạng này, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà trên và đi khám nha sĩ để điều trị.
Trước tiên, hãy cũng Nha khoa Dana tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh khi bà bầu bị chảy máu chân răng ở bài viết sau nhé!
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu?
Nếu bà bầu đánh răng bị chảy máu chân răng rất có thể là do một trong những nguyên nhân sau:
Đánh răng không đúng cách
Chải răng quá mạnh và không đúng cách gây tổn thương nướu, lợi. Ngoài ra, nhiều bà bầu có thói quen ăn ngọt khi mang thai nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng khiến vi khuẩn sinh sôi, hình thành mảng bám. Do đó, khi đánh răng, chân răng dễ chảy máu hơn.
Bà bầu có thể mắc một số bệnh răng miệng?
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu chân răng
Nguyên nhân chảy máu nướu răng ở bà bầu là do các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.
Thay đổi cơ thể trong quá trình mang thai
Khi mang thai, nướu răng ở bà bầu nhạy cảm hơn do nội tiết tố thay đổi – cụ thể là nướu sẽ sưng lên thậm chí tạo thành túi nướu sâu, yếu tố này cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy máu nướu răng ở bà bầu.
Bà bầu bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Bà bầu bị chảy máu chân răng do thay đổi nội tiết tố không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy răng, sâu răng thì sẽ khá nguy hiểm nếu để bệnh phát triển nặng.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, bà bầu mắc các bệnh răng miệng trên có thể dẫn đến sinh non, trẻ nhẹ cân kèm theo các dấu hiệu viêm lợi.
Bà bầu không nên chủ quan khi mắc các bệnh về răng miệng
Vì vậy, ngay khi mẹ bầu bị chảy máu chân răng hoặc chân răng có dấu hiệu của mảng bám, cao răng thì nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được vệ sinh răng miệng và đưa ra những lời khuyên hữu ích để mẹ bầu yên tâm hơn.
Một số lưu ý cho bà bầu để tránh bị chảy máu nướu răng
Để tránh tình trạng chảy máu nướu răng, bà bầu cần lưu ý một số điểm sau:
Chăm sóc tốt cho răng của bạn
Đánh răng bằng bàn chải lông mềm ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch mảng bám giữa các kẽ răng, súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ răng tốt hơn.
Lấy cao răng định kỳ
Phụ nữ mang thai nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Loại bỏ mảng bám và vi khuẩn giúp nướu khỏe mạnh hơn, hạn chế chảy máu nướu. Việc cạo vôi răng khi đang mang thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bà bầu nên đi khám răng định kỳ
Đảm bảo chế độ ăn uống
Bà bầu nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin C, vitamin A để tăng cường sức khoẻ thành mạch máu, hạn chế tình trạng chảy máu nướu răng.
Uống kháng sinh
Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn và giảm mảng bám và giúp nướu bớt sưng. Nha sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc uống, thuốc bôi dạng gel hoặc súc miệng.
Tuy nhiên, mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh phải hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng những loại thuốc sau để điều trị viêm lợi khi mang thai: amoxicillin, ampicillin, clindamycin, erythromycin, penicillin, nitrofurantoin.
Cách tự điều trị chảy máu chân răng cho bà bầu tại nhà
Nếu các triệu chứng viêm lợi, chảy máu chân răng khi mang thai chỉ ở mức độ nhẹ, các mẹ bầu có thể thử một số phương pháp sau:
- Trà xanh: Uống trà xanh thường xuyên giúp giảm sưng nướu và ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám.
- Dầu ô liu: Ăn salad trộn với dầu ô liu cũng là cách để giúp răng chắc khỏe và hạn chế sự hình thành mảng bám. Ngoài ra, dầu ô liu còn có đặc tính kháng khuẩn.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, nó cũng có chứa các khoáng chất cần thiết để giúp nướu khỏe mạnh.
- Dầu đinh hương: Dầu đinh hương vốn được biết đến là có tác dụng bảo vệ nướu và răng khỏe mạnh. Bạn có thể thoa dầu đinh hương lên nướu hoặc nhai trực tiếp.
- Lô hội: Lô hội có thể giúp giảm đau và giảm viêm. Đây là thành phần quen thuộc có nhiều trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng…
- Baking soda: Baking soda giúp trung hòa các axit trong miệng. Bạn có thể rắc trực tiếp lên bàn chải đánh răng hoặc trộn với kem đánh răng.
- Trà xô thơm: Cũng giống như trà xanh, trà xô thơm cũng có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm. Đun sôi lá trà trong 2 – 3 phút và sau đó lọc lấy nước để súc miệng.
- Tinh dầu tràm trà: Súc miệng bằng hỗn hợp tinh dầu tràm trà và nước có thể giúp diệt vi sinh vật gây hại và giảm đau tức thời cho vùng nướu bị viêm.
Đừng quên cho nha sĩ biết mình đang mang thai để tránh dùng các thủ thuật và các loại thuốc có thể gây hại cho bé. Ngoài ra, hãy đến gặp nha sĩ ngay nếu tình trạng đau răng trở nên trầm trọng, nướu chảy máu nhiều hơn và răng lung lay.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này!
Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dana
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Giờ làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 8:00 PM
- Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
- Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.