Bắt vít khi niềng răng là gì? Có bắt buộc phải dùng vít không?

Bắt vít chỉnh nha có nhiệm vụ tạo điểm tựa cố định, giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chónghiệu quả hơn. Nhiều khách hàng khi tìm hiểu về niềng răng thường thắc mắc rằng bắt vít có đau hay không? Làm thế nào để giảm đau? Trong bài viết này Nha Khoa Dana sẽ giải đáp mọi thắc mắc về quy trình bắt vít khi niềng răng, cùng đón xem nhé!

Bắt vít khi niềng răng là gì?

Minivis hay còn gọi là bắt vít là khí cụ chỉnh nha đặc biệt được sử dụng nhằm tạo neo chặn tối đa giúp hỗ trợ đắc lực cho quá trình niềng răng. Minivis có cấu tạo dạng xoắn ốc, kích thước nhỏ với đường kính 1,4 – 2 mm, chiều dài 6 – 12 mm và được làm bằng chất liệu titanium an toàn cho sức khỏe, có tính tương thích cao, không gây độc hại, kích thích hoặc ảnh hưởng đến răng.

Niềng răng bắt vít là gì?

Bắt vít khi niềng răng có tác dụng gì?

Trong một số trường hợp răng khấp khểnh, hô vẩu quá mức, bác sĩ sẽ tiến hành bắt vít vào xương hàm để tạo điểm tựa nhằm tăng lực kéo khi niềng, giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao hơn.

Thông thường, minivis được lắp vào vị trí xương giữa 2 chân răng và thương là giữa răng số 4, số 5 hoặc số 5, số 6. Bác sĩ thực hiện cắm khí cụ này ở vị trí nào tùy vào kế hoạch di chuyển răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, minivis sẽ được gắn trên các răng cửa để tạo lực ép giúp răng di chuyển về đúng vị trí theo lộ trình điều trị của bác sĩ. Số lượng vít cần cắm sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng và theo chỉ định của bác sĩ.

Vì sao niềng răng cần phải bắt vít?

Bắt vít vào răng giúp quá trình điều chỉnh răng và khớp cắn trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn cùng với các công dụng khác như sau:

  • Tạo lực giúp răng không bị xô lệch về phía trước hay phía sau cải thiện khớp cắn hở, khớp cắn sâu.
  • Đóng vai trò là điểm neo vững chắc để liên kết với mắc cài, giúp bác sĩ có thể di chuyển các răng còn lại về đúng vị trí trên cung hàm và điều chỉnh khớp cắn tốt hơn.
  • Rút ngắn thời gian niềng răng từ 3 đến 9 tháng.
  • Tạo điều kiện thuận lợi để bác sĩ kiểm soát và tạo lực kéo ổn định đối với các răng hô, khấp khểnh.
  • Kéo đóng khoảng trống răng đã nhổ trong trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng cho răng di chuyển về đúng vị trí và tăng khả năng lấp đầy khoảng trống trên cung hàm khi niềng răng.

Những trường hợp cần phải dùng minivis

Với các trường hợp cụ thể sau đây, cần áp dụng bắt vít để đảm bảo hiệu quả điều trị niềng răng:

Hàm răng hô, khấp khểnh nhiều

Trường hợp răng hô hoặc khấp khểnh quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành vít cho niềng răng. Minivis giúp các mắc cài và vòm cung cấp lực kéo mạnh mẽ và ổn định hơn. Từ đó dễ dàng kéo răng vào trong một cách nhanh chóng so với chỉ sử dụng các khí cụ thông thường như mắc cài với dây cung.

Những trường hợp cần phải niềng răng bắt vít

Các trường hợp cần bắt vít

Hàm răng bị móm

Minivis sẽ hỗ trợ đưa khớp cắn về đúng tỷ lệ, cải thiện tình trạng cười hở lợi hay tình trạng hô móm của những chiếc răng ngắn. Bên cạnh đó, minivis còn cần thiết đối với những trường hợp răng mọc lệch lạc, khớp cắn sâu nặng.

Răng hở lợi khiến bạn mất tự tin khi cười. Cắm vít niềng răng trong trường hợp này sẽ giúp làm lún các răng, kéo thế răng thẳng, giúp khớp cắn trở về đúng tỉ lệ, cải thiện tình trạng cười thấy lợi hoặc trồi răng dài nhưng thân ngắn.

Khách hàng cười hở lợi 3-4mm, hiện đang niềng Invisalign kết hợp bắt vít lún răng lên.

Khách hàng cười hở lợi 3 – 4mm, hiện đang niềng Invisalign kết hợp bắt vít lún răng lên.

Xương hàm cứng

Những người có hàm quá cứng sẽ khó di chuyển răng. Nếu muốn răng di chuyển sẽ mất nhiều thời gian. Không chỉ vậy, những khoảng trống do nhổ răng tạo ra trên xương hàm quá cứng cũng rất khó lấp đầy. Trong trường hợp này, bắt vít niềng răng là giải pháp hữu hiệu giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha, nâng cao hiệu quả sắp xếp răng và nắn chỉnh khớp cắn.

Mất răng

Mất răng đặc biệt là răng số 6 khoảng trống rất lớn, nẹp vít là vô cùng quan trọng. Răng số 6 là điểm neo cần thiết trong quá trình niềng răng. Minivis sẽ thay thế những chiếc răng đã mất để tạo điểm cố định, nhờ đó răng di chuyển nhanh và hiệu quả hơn.

Trường hợp phải nhổ răng số 4, răng số 5

Trong quá trình niềng răng, nếu bác sĩ kiểm tra khung hàm không đủ để răng dịch chuyển thì sẽ nhổ răng số 4 hoặc số 5. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đưa minivis vào để chạy dọc răng một cách nhanh chóng, trải đều và lấp đầy các khoảng trống của răng đã nhổ. Nhờ sự hỗ trợ của minivis, răng sẽ di chuyển nhanh hơn, sớm lấp đầy khoảng trống của răng đã nhổ.

Răng bị xoay nặng

Tình trạng răng bị xoay nặng đòi hỏi tác động một lực lớn để di chuyển răng về đúng vị trí. Lúc này, ngoài tổ hợp lực từ mắc cài và dây cung, cần có sự tham gia của vít niềng răng để đảm bảo kết quả chỉnh nha như ý.

Quy trình bắt vít niềng răng

Để hạn chế cơn đau và có hiệu quả tốt nhất khi nẹp vít cần phải tuân thủ đúng quy trình bắt vít như sau:

  • Bước 1: Chụp phim X-quang để kiểm tra cấu trúc xương hàm, tìm ra vị trí cần bắt vít và tiến hành gây tê niêm mạc.
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để bắt vít vào xương hàm, giữ cho vít ổn định trong xương hàm theo cơ học và sinh học. Do đó, quá trình vặn vít khá đơn giản. Quá trình này mất từ ​​5 đến 10 phút.

Niềng răng bắt vít có đau không?

Do gây tê niêm mạc trước khi làm thủ thuật nẹp vít nên bạn sẽ không cảm thấy quá đau. Bên cạnh đó, kích thước của vít cũng khá nhỏ, không gây sát thương nên ít gây đau nhức. Hầu hết những người đã từng bắt vít để niềng răng chỉ có cảm giác như kiến ​​cắn và tê nhẹ trong quá trình vặn vít.

Niềng răng bắt vít có đau không?

Bắt vít có đau không?

Ngay cả khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ chỉ bị đau nhẹ kéo dài từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, xương càng cứng thì càng đau, có thể sưng má, vít cọ xát vào niêm mạc gây trầy xước má.

Vì vậy, bạn không phải lo lắng quá nhiều về việc bắt vít khi niềng có đau không. Bởi vì trên thực tế, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và không gây đau đớn nếu được thực hiện đúng cách.

Biến chứng khi bắt vít niềng răng

Quá trình bắt vít niềng răng tương đối an toàn, tuy nhiên, có thể có một số biến chứng như sau:

◾ Vít bị rơi sau khi cấy khoảng vài ngày: có thể do cơ địa dị ứng với kim loại, mô niêm mạc có tính di động, các chân răng quá sát vào nhau nên khi vít được cấy sát chân răng, vào vùng dây chằng dễ bị rơi ra khỏi vị trí.

◾ Cấy vít lạc chỗ: Thay vì bắt vít vào xương hàm, một số nha sĩ có chuyên môn không cao bắt nhầm vít vào chân răng, gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.

Chi phí bắt vít niềng răng

Vít niềng răng dao động trong khoảng từ 2.000.000 – 5.000.000 VNĐ/vít. Chi phí bắt vít sẽ được tính vào khoản chi phí phát sinh khi niềng răng. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ dự trù số vít cần bắt cũng như chi phí cần phải chi ngay từ đầu để bạn có thể sắp xếp, tính toán tài chính phù hợp.

Những lưu ý và cách giảm đau sau khi bắt vít niềng răng

Mặc dù bắt vít không quá đau nhưng bạn cũng cần biết một số cách giảm đau để có thể áp dụng khi cần thiết.

  • Bổ sung các thức ăn mềm như súp, cháo, sữa… Tránh dùng các thức ăn cứng dễ cọ xát vào vít gây đau.
  • Tập thể dục quá mạnh sau khi niềng răng có thể ảnh hưởng đến xương hàm, miệng và gây đau nhức. Vì vậy, sau khi niềng răng, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động với cường độ cao.
  • Giữ vệ sinh răng miệng bằng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, vi khuẩn,… Tránh nhiễm trùng chân vít do các yếu tố thức ăn tích tụ trong khoang miệng.
  • Chườm lạnh lên vùng má tương ứng với vị trí bắt vít có thể giúp giảm đau đáng kể. Nhưng không nên chườm đá trực tiếp lên bề mặt da mà nên bọc đá trong khăn để tránh bị tê cóng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Thường sau khi nẹp vít Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau là không bắt buộc. Nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ và có thể chịu đựng được thì không cần sử dụng thuốc. Nếu sử dụng cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng với những kiến thức mà Nha Khoa Dana đã biên soạn và tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bắt vít trong chỉnh nha? Nếu bạn có ý định niềng răng và muốn biết có phải bắt vít không hãy đến ngay Nha Khoa Dana để được các chuyên gia tư vấn, thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất nhé!

by Nha Khoa Dana

Phòng khám Răng Hàm Mặt chuyên sâu: Trồng răng Implant, Răng sứ, Răng giả, Niềng răng, Trám răng, Lấy tủy răng, Nhổ răng, Tẩy trắng răng... uy tín tại Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nha Khoa Dana

Công Ty TNHH Nha Khoa Dana
Người đại diện theo pháp luật: Bác sĩ Phạm Minh Tuấn
Số GPHĐ: 01096/ĐNA-GPHĐ
Nơi cấp: Sở Y Tế Thành Phố Đà Nẵng
MST: 0402161656
Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Đà Nẵng

Trang Fanpage
nha khoa đà nẵng, nha khoa uy tín tại đà nẵng
Kết Nối Với Dana Dental

Phòng khám Răng Hàm Mặt cung cấp các dịch vụ nha khoa tại TP Đà Nẵng. Đến với Dana Dental các bạn sẽ được trực tiếp điều trị bởi các Bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cùng với những trang thiết bị hiện đại, vật liệu cao cấp, hệ thống vô trùng đạt chuẩn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Copyright 2022 by MTD. All rights reserved.

Copyright 2022 by MTD. All rights reserved.