Vị trí răng số 3 nằm sát nhóm răng cửa, đảm nhận chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm của mỗi người. Nếu mất răng số 3, tất cả các chức năng trên sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo một số bệnh lý răng miệng khác. Vậy cụ thể, mất chiếc răng thứ 3 sẽ để lại hậu quả gì?
Răng số 3 là răng nào?
Bản đồ vị trí răng
Răng số 3 hay còn gọi là răng nanh, nằm ở góc hàm, bên cạnh nhóm răng cửa. Số lượng bao gồm 4 chiếc, mỗi hàm 2 chiếc. Có hình dạng sắc nhọn, có chức năng xé thức ăn. Vì là chiếc răng chịu trách nhiệm ăn nhai nên khi mất đi chiếc răng thứ 3, khả năng nhai, cắn, xé thức ăn sẽ bị ảnh hưởng. Lớp da bên ngoài răng số 3 cũng chảy xệ khiến răng bị lão hóa sớm.
Mất răng số 3 – Răng nanh có ảnh hưởng gì không?
Khi mất chiếc răng thứ 3, hai chiếc răng bên cạnh là răng số 2 và số 4 sẽ bị xô lệch dần do lực nhai. Càng để lâu, độ võng sẽ càng nặng. Vị trí mất răng rất khó vệ sinh, dễ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy, tụt nướu…
Khi không còn lực nhai, xương hàm sẽ dần bị tiêu hủy, về lâu dài nếu muốn trồng lại răng thì phải cấy ghép thêm xương hàm, gây tốn kém và rất mất thời gian. Vì nằm gần vùng răng cửa nên khi cười rất dễ nhìn thấy những chiếc răng bị khuyết, ảnh hưởng đến việc phát âm, khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.
Mất răng số 3 tuy không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm và tính thẩm mỹ của răng. Vì vậy, nếu có thể, bạn nên tìm cách khắc phục răng đã mất càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả do mất răng gây ra như: tiêu xương hàm, lão hóa khuôn mặt, các răng bên cạnh bị xô lệch,…
Cách khắc phục mất răng số 3?
Hiện nay có 3 cách khắc phục răng móm phổ biến là hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép implant. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, hãy cùng so sánh các phương pháp này nhé!
Cấy ghép răng Implant
Phương pháp cấy ghép Implant
Trồng răng Implant là phương pháp hoàn toàn phù hợp trong điều trị mất răng số 3. Với ưu điểm chỉ cần tác động vào vị trí răng mất mà không cần mài các răng bên cạnh. Răng implant có cấu tạo và chức năng giống như răng thật. Độ bền có thể lên đến 20 năm hoặc mãi mãi nếu được chăm sóc tốt.
Với phương pháp này, trụ implant (titanium) sẽ thay thế trực tiếp chân răng đã mất trước đó. Do đó, khi sử dụng phương pháp này sẽ không cần mài 2 răng kế bên răng số 3. Lực ăn nhai cũng được phục hồi gần như hoàn toàn bởi cấu tạo của Implant giống như răng thật.
Khác với cầu răng sứ chỉ thay thế 1 hoặc 1 số răng đã mất, Implant có thể thay thế cả trường hợp mất răng toàn hàm. Trong trường hợp tiêu xương do mất răng quá lâu, hoặc xoang hàm trên bị phì đại, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật ghép xương, nâng xoang trước khi tiến hành cấy ghép răng implant.
Cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ
Đây là phương pháp trồng răng giả cố định, có mức chi phí tương đối hợp lý, đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho cả hàm răng. Cầu răng sẽ được gắn vào răng thật bắc ngang qua chiếc răng đã mất để lấp đầy khoảng trống trên cung hàm.
Thời gian phục hình cầu răng sứ khá nhanh chỉ mất từ 2 đến 3 ngày là hoàn thành. Cầu răng sứ giúp phục hình răng mất nhanh chóng, chi phí thực hiện cầu răng sứ thấp hơn so với phương pháp cấy ghép implant. Phụ thuộc vào chất liệu sứ được chọn để làm cầu răng.
Nhược điểm của cầu răng sứ là bạn phải mài 2 răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ và gắn cầu răng lên trên. Về lâu dài, hai chiếc răng này sẽ dần yếu đi, ảnh hưởng đến cầu răng sứ cũng như sức khỏe răng miệng của bạn.
Cầu răng không áp dụng phục hình cho trường hợp mất răng số 7, do răng số 8 không đủ điều kiện để làm trụ cầu. Do đó, cầu răng sứ vẫn chưa phải là giải pháp tối ưu cho vấn đề mất răng. Ở thời điểm hiện tại, trồng răng implant được đánh giá cao hơn cho giải pháp phục hồi răng mất.
Hàm giả có thể tháo rời
Đây là cách phục hồi răng đã mất nhanh nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Mất khoảng 2-3 ngày để hoàn thành một bộ răng giả phù hợp.
Hàm tháo lắp có ưu điểm là thuận tiện trong quá trình tháo ra lắp vào và chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày, nhất là đối với người lớn tuổi. Chất liệu làm răng tháo lắp luôn an toàn, không gây kích ứng hay bất kỳ tác dụng phụ nào. Vì vậy bạn có thể yên tâm khi sử dụng.
Tuy nhiên, đối với hàm tháo lắp cũng có một số nhược điểm như sau:
- Độ bền không cao bằng các phương pháp cố định răng, có thể bị lung lay sau một thời gian sử dụng.
- Khả năng nhai bị suy giảm, gây khó khăn trong việc cảm nhận thức ăn, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Gặp khó khăn khi nhai thức ăn quá dai hoặc quá cứng.
- Tình trạng tiêu xương hàm vẫn có thể diễn ra sau khi sử dụng hàm tháo lắp khoảng 3 năm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của cả khuôn mặt.
- Hàm tháo lắp cản trở việc phát âm.
Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu bị mất răng số 3 bạn cũng nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để trồng răng, khắc phục tình trạng trên, đồng thời ngăn ngừa những hệ lụy do mất răng gây ra như: lão hóa, tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng bên cạnh , …
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này!
Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dana
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Giờ làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 8:00 PM
- Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
- Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.