Hàm răng ố vàng khiến bạn cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Đối với một số người có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên nhưng răng vẫn ố vàng thì nguyên nhân là do đâu? Răng vàng là biểu hiện của bệnh gì, cách giúp răng trắng hơn?
Vàng răng là gì?
Răng ố vàng là biểu hiện của một số bệnh răng miệng
Vàng răng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, do các yếu tố bên trong cơ thể, hoặc cấu trúc răng gây ra, khiến răng bị bào mòn dần, lộ ngà và có màu vàng.
Răng bị ố vàng do những nguyên nhân nào?
Răng bị vàng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Men răng bị mài mòn: Men răng có màu trắng ngà và là lớp cứng bao phủ, bảo vệ tủy răng, khi men răng bị mài mòn, bề mặt răng dần trở nên ố vàng, xám loang lổ.
- Hút thuốc lá nhiều: sẽ khiến cao răng và mảng bám tích tụ. Khiến cho nướu bị tổn thương gây ra các bệnh lý như: viêm nướu, sưng nướu, viêm lợi,… Các mảng vôi này có màu vàng khiến ngà răng bị đổi màu.
- Bẩm sinh hoặc di truyền: do lớp men răng quá mỏng hoặc quá ít không thể che phủ phần ngà răng bị ố vàng.
- Sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh như: Tetracycline, Doxycycline, Histamine, Albuterol,… hay nước súc miệng có chứa Minocycline cũng khiến răng bị ố vàng nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Sử dụng thực phẩm sẫm màu cũng có thể làm đổi màu răng như: trà, cà phê, nước ngọt có gas, củ cải đường, rượu vang đỏ, quả mâm xôi đen, quả việt quất.
- Do tuổi tác: khi chúng ta già đi, răng dần bị lão hóa, men răng sẽ bị mòn dần khiến răng bị đổi màu.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Chỉ đánh răng 1 lần/ngày, không làm sạch các mảng bám trên răng khiến răng bị ố vàng. Thói quen chải răng theo chiều ngang cũng khiến răng dễ bị ngả màu trong quá trình ăn uống.
- Đánh răng quá nhanh (30 giây đến 1 phút) sẽ không loại bỏ hết mảng bám, khiến răng bị vàng.
- Quá nhiều florua: Florua giúp răng chắc khỏe, nhưng quá nhiều cũng có thể khiến răng bị vàng.
- Do dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể như sau: Thiếu máu, tim mạch, tiểu đường, trẻ ốm, sốt do ảnh hưởng của vôi hóa răng khiến răng xỉn màu.
Cách khắc phục răng ố vàng?
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Hàm răng ố vàng thường khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, bạn có thể khắc phục răng bị đổi màu bằng những cách sau:
- Tăng cường uống nước, ít nhất 2 lít/ngày
- Chăm sóc răng miệng đúng cách, đánh răng ngày 2 lần, sau khi ăn và trước khi đi ngủ, đánh răng theo hình tròn.
- Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, chải nhẹ nhàng để tránh làm mòn lớp men răng bên ngoài. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng đủ florua để tránh làm hỏng răng của bạn.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây đổi màu răng. Súc miệng bằng nước sạch hoặc đánh răng sau khi ăn.
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế hoặc không hút thuốc.
- Thường xuyên sử dụng các thực phẩm làm trắng răng như dâu tây, vỏ chuối, táo…; uống nước cam, ăn các loại đậu, hạt, súp lơ… giúp răng trắng sáng tự nhiên hơn.
- Khám răng định kỳ và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Đối với răng bị nhiễm màu nhẹ có thể áp dụng các phương pháp cải thiện màu răng từ nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm như vỏ chanh, vỏ chuối, tinh dầu đinh hương…
Nếu trường hợp nặng hơn bạn có thể khắc phục bằng cách tẩy trắng răng tại nhà nhưng nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được tẩy trắng răng bằng thuốc tẩy chính hãng nhằm đảm bảo sức khỏe cho răng miệng của bạn.
Nếu bạn đang muốn tìm địa chỉ nha khoa uy tín để tẩy trắng răng tại Đà Nẵng, bạn hãy tham khảo thêm bài viết sau: “Địa chỉ tẩy trắng răng an toàn và uy tín tại Đà Nẵng” để tìm được địa chỉ cơ sở nha khoa đáng tin cậy nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này!
Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dana
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Giờ làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 8:00 PM
- Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
- Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.