Sâu răng ở trẻ em: Hãy điều trị kịp thời cho con bạn!

Chăm sóc răng miệng cho trẻ là vấn đề mà các bậc cha mẹ rất quan tâm. Vì hàm răng có liên quan mật thiết đến sức khỏe và thẩm mỹ của trẻ sau này. Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến mà nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn nguyên nhân, cách phòng ngừa và khắc phục các bệnh sâu răng thường gặp. Hãy cùng Nha Khoa Dana tìm hiểu ngay nhé!

Các trường hợp sâu răng thường gặp ở trẻ em

Trẻ bị sâu răng sữa

Hiện nay, tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em ngay từ nhỏ đang là tình trạng đáng báo động ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có Việt Nam. Theo thống kê, có tới 23% trẻ em ở Mỹ bị sâu răng sữa. Con số này là 28% ở Anh và 57% ở Trung Quốc. Về cấu tạo, răng sữa có men và ngà mỏng, yếu hơn nhiều so với răng trưởng thành. Do đó, vi khuẩn dễ dàng tấn công và hình thành các lỗ sâu răng.

sâu răng ở trẻ em

Sâu răng ở trẻ em (Ảnh: Internet)

Trẻ bị sâu răng hàm

Trong bộ răng, răng hàm là chiếc răng cứng nhất và nằm sâu bên trong khoang miệng. Vì vậy, cha mẹ thường chủ quan, lơ là kiểm tra khi trẻ có dấu hiệu sâu răng ở răng hàm. Trên thực tế, do nằm sâu bên trong nên việc phát hiện sâu răng hàm không hề đơn giản. Phải sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để khám răng nhằm phát hiện tình trạng sâu răng ở trẻ. Có quan niệm cho rằng khi còn là răng sữa thì không sao vì dù sao cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi răng sữa cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành.

Răng hàm ở trẻ bị sâu răng sớm (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, răng hàm thứ 6 cũng là chiếc răng được thay sớm nhất bắt đầu khi trẻ 6 tuổi. Do đó, khả năng răng hàm vĩnh viễn của trẻ cũng sẽ bị sâu nếu không chăm sóc tốt. Nếu trẻ bị mất răng hàm sớm, các răng bên cạnh có thể “chạy” vào khoảng trống. Điều này gây biến dạng cấu trúc răng cũng như ảnh hưởng đến khuôn mặt.

Trẻ bị sâu răng sưng lợi

Nướu (lợi) là hệ thống mô mềm bao bọc chân răng. Nướu bị sưng có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm mô này. Viêm nướu chỉ ảnh hưởng đến mô mềm và không ảnh hưởng đến xương hoặc dây chằng trong ổ răng. Một số triệu chứng khác là đổi màu đỏ, bề mặt nướu nhẵn, dễ chảy máu. Đôi khi trẻ sốt và mệt mỏi.

Những vết sưng tấy, đau nhức ở nướu có thể khiến trẻ chán ăn, bỏ bữa. Ngoài ra, có thể có mùi hôi trong khoang miệng. Điều này có tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị sâu răng vào tủy

Sâu răng và chấn thương răng có thể gây viêm tủy. Ban đầu, men răng bị axit tấn công, trên bề mặt men răng xuất hiện các vết đen. Sau đó sâu răng ăn vào ngà răng. Lúc này sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc có thể chưa có cảm giác gì hết. Nếu không được lấp đầy kịp thời, lỗ sâu sẽ dần lan rộng đến tủy răng. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy đau dữ dội và ăn uống khó khăn. Lúc này, nếu không được điều trị, sau một thời gian tuỷ răng bắt đầu chết và nhiễm trùng có thể xâm nhập lan ra xung quanh thậm chí là xương hàm.

Nguyên nhân sâu răng ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây sâu răng ở trẻ em mà có thể bạn không ngờ tới chính là do vi khuẩn lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Theo nghiên cứu khoa học, nếu trong giai đoạn này, người mẹ mắc các bệnh về răng miệng thì khi sinh ra, trẻ sẽ dễ gặp phải tình trạng khiếm khuyết men răng. Tức là men răng bị thiếu hụt khoáng chất, dẫn đến dễ bị sứt mẻ khi mọc răng.

Thói quen ăn đồ ngọt là nguyên nhân khiến bé dễ bị sâu răng (Ảnh: Internet)

Một nguyên nhân phổ biến khác là trẻ thường thích ăn đồ ngọt. Những loại kẹo này chứa rất nhiều đường. Khi ăn tạo ra mảng bám dính vào răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men chất ngọt thành axit có hại. Trong khi đó, ý thức vệ sinh răng miệng của trẻ chưa tốt, không thường xuyên súc miệng sau khi ăn.

Tác hại của bệnh sâu răng ở trẻ em

Răng sữa bị sâu nhanh chóng lung lay và rụng. Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng trưởng thành. Thậm chí có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của toàn bộ răng.

Trẻ 4 tuổi bị sâu răng sẽ gặp khó khăn trong việc nhai và nuốt thức ăn. Có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. Ngoài ra, răng còn góp phần phát âm và giao tiếp. Nếu răng bị sâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình học nói và khả năng ngôn ngữ của trẻ sau này.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

  • Phòng ngừa các vấn đề về răng miệng cho trẻ ngay từ khi trẻ còn trong bụng mẹ bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như cua, cá, tôm, sò, sữa,… cho bà bầu.
  • Hướng dẫn, đôn đốc trẻ vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách. Bạn nên thường xuyên ngậm nước muối ấm để hạn chế vi khuẩn tấn công cũng như các bệnh răng miệng, đặc biệt là các bệnh răng miệng trong mùa hè.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và tắm nắng cho trẻ để trẻ hấp thu canxi tốt. Nhờ đó, trẻ phát triển hệ xương khỏe mạnh và xương hàm cũng chắc khỏe hơn
  • Điều chỉnh lượng kẹo hoặc đồ ngọt con bạn ăn mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Ngăn trẻ ngậm thức ăn, đồ uống trong miệng không nuốt. Điều này khiến vi khuẩn rất dễ sinh sôi
  • Bôi Vẹc ni Fluor để tăng cường sức chống chịu sâu răng
  • Trám bít hố rãnh phòng ngừa khi trẻ lên 6 tuổi – Độ tuổi bắt đầu mọc răng vĩnh viễn

Làm gì khi trẻ bị sâu răng?

Sâu răng sữa khiến trẻ rất khó chịu và có thể lây lan, tạo thành các bệnh nặng hơn. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị sâu răng cần nhanh chóng khắc phục. Nếu không, chúng có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn khiến răng mọc lệch lạc, chậm mọc hoặc tiêu xương hàm,… 2 cách phòng ngừa sâu răng ở trẻ mà chúng tôi khuyên bạn nên làm là:

  • Nếu sâu răng mới bắt đầu, chưa nghiêm trọng: cha mẹ có thể mua thuốc bôi phòng ngừa sâu răng dành cho trẻ em để tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để bác sĩ xem xét tình trạng thực tế của lỗ sâu và đưa ra lời khuyên.
  • Nếu răng bị sâu nặng, cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để loại bỏ răng bị sâu, trám bít lỗ sâu và thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết. Nếu sâu răng quá nặng không thể điều trị thì sẽ được chỉ định chữa tuỷ răng sữa hoặc nhổ răng để không ảnh hưởng đến các răng khác.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên theo dõi lịch mọc răng sữa ở trẻ để có thể chăm sóc và kịp thời phát hiện sâu răng ở trẻ.

Khám sâu răng ở trẻ em tại Đà Nẵng

Nha Khoa Dana – điểm đến chữa sâu răng chất lượng cho trẻ

Nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng hay bất cứ bệnh lý răng miệng nào khác, bạn hãy nhanh chóng đưa trẻ đến Nha khoa Dana để được thăm khám. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng trang thiết bị hiện đại.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, bố mẹ có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này!

nha-khoa-dana

Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dana

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng

hotline nha khoa dana dental - nha khoa đà nẵng

  • Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
  • Giờ làm việc:
    • Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 8:00 PM
    • Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
  • Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

by Nha Khoa Dana

Phòng khám Răng Hàm Mặt chuyên sâu: Trồng răng Implant, Răng sứ, Răng giả, Niềng răng, Trám răng, Lấy tủy răng, Nhổ răng, Tẩy trắng răng... uy tín tại Đà Nẵng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Nha Khoa Dana

Công Ty TNHH Nha Khoa Dana
Người đại diện theo pháp luật: Bác sĩ Phạm Minh Tuấn
Số GPHĐ: 01096/ĐNA-GPHĐ
Nơi cấp: Sở Y Tế Thành Phố Đà Nẵng
MST: 0402161656
Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Đà Nẵng

Trang Fanpage
nha khoa đà nẵng, nha khoa uy tín tại đà nẵng
Kết Nối Với Dana Dental

Phòng khám Răng Hàm Mặt cung cấp các dịch vụ nha khoa tại TP Đà Nẵng. Đến với Dana Dental các bạn sẽ được trực tiếp điều trị bởi các Bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cùng với những trang thiết bị hiện đại, vật liệu cao cấp, hệ thống vô trùng đạt chuẩn.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Copyright 2022 by MTD. All rights reserved.

Copyright 2022 by MTD. All rights reserved.