Quá trình mọc răng sữa là một trong những giai đoạn phát triển tự nhiên của trẻ kèm theo những cơn khó chịu, bứt rứt do những thay đổi từ bên trong. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bối rối vì không biết làm thế nào để chăm sóc sức khỏe cho con trong giai đoạn này. Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng? Thứ tự mọc răng sữa của bé như thế nào? Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bắt đầu mọc răng sữa? Hãy cùng Nha Khoa Dana tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng? Các triệu chứng thường gặp khi bắt đầu mọc răng
Mọc răng sữa là quá trình hình thành bộ răng đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Thứ tự mọc răng sữa và độ tuổi bắt đầu mọc ở mỗi trẻ là khác nhau. Răng sữa thường bắt đầu mọc từ 6-8 tháng tuổi. Một số bé có thể mọc răng sớm từ 3 tháng tuổi hoặc mọc răng chậm hơn từ 9-12 tháng tuổi.
Trước khi răng sữa mọc, trẻ thường có các biểu hiện như:
- Chảy nước dãi nhiều hơn, má hồng hơn bình thường.
- Thích đưa tay lên miệng mút.
- Thường thấy nhai đồ vật hoặc đồ chơi xung quanh.
- Cáu gắt, dễ nổi cáu.
- Chán ăn hoặc chán ăn.
- Khó ngủ và trằn trọc.
- Một số trẻ còn bị đi ngoài phân lỏng và nổi mụn nước đỏ ở mông.
Thứ tự mọc răng sữa ở trẻ em
Tùy theo thể trạng và rất nhiều yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến thứ tự mọc răng sữa ở trẻ.
Thứ tự mọc răng sữa hàm dưới
- Răng cửa giữa: bắt đầu nhú lên từ 6-10 tháng tuổi
- Răng cửa bên: mọc từ 10-16 tháng tuổi.
- Răng nanh: Hình thành khi trẻ 17-23 tháng tuổi.
- Răng cối sữa thứ nhất: bắt đầu mọc vào tháng thứ 14 hoặc 18.
- Răng cối/hàm sữa thứ hai: mọc lúc trẻ 23-31 tháng tuổi.
Thứ tự mọc răng sữa hàm trên
- Răng cửa giữa: được hình thành khi trẻ 8-12 tháng tuổi.
- Răng cửa bên: mọc lúc trẻ 9-13 tháng tuổi.
- Răng nanh: bắt đầu từ tháng thứ 16 hoặc 22.
- Răng cối sữa thứ nhất: mọc từ 13-19 tháng tuổi.
- Răng cối/hàm sữa thứ hai: mọc khi trẻ được 25-33 tháng tuổi.
Thứ tự mọc răng sữa theo từng độ tuổi
Ở trên là thứ tự mọc răng sữa theo từng răng, để cụ thể và dễ nhớ chúng tôi đưa thêm thông tin thứ tự mọc răng sữa theo từng độ tuổi dưới đây. Mời quý phụ huynh đón xem:
Từ 6 – 9 tháng: Bốn răng cửa giữa
Chiếc răng đầu tiên của trẻ sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 ở vị trí răng cửa hàm dưới. Thông thường, chiếc răng đầu tiên sẽ gây đau đớn cho bé nhiều nhất. Trẻ có thể cáu gắt, khó chịu, bỏ bú và sốt nhẹ.
Sau khi hai răng cửa hàm dưới xuất hiện, hai răng cửa hàm trên sẽ tiếp tục mọc khi bé bước sang tháng thứ 8.
Từ 7 – 10 tháng: Hai răng cửa trên
Khi bé được 7 tháng đến 10 tháng, 2 chiếc răng cửa phía trên tiếp tục nhú mọc, hai răng cửa hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi bé bước vào tháng tuổi thứ 16.
Từ 12 – 14 tháng: 4 răng cối sữa đầu tiên
Sau khi răng cửa mọc đầy đủ, răng hàm sẽ bắt đầu xuất hiện. Đầu tiên là 2 chiếc răng hàm bên trong ở hàm trên, đây là 2 chiếc răng hàm nằm ở vị trí giữa hàm, cách một đoạn so với răng cửa.
Tiếp theo là sự xuất hiện của hai chiếc răng hàm dưới đối diện với hai chiếc răng hàm trên. Lúc này, mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ để bổ sung fluor và phòng ngừa các bệnh răng miệng.
Từ 16 – 18 tháng: 4 răng nanh sữa
Chiếc răng nanh sữa hàm trên nhú mọc khi trẻ được 16 – 18 tháng, lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm.Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện sau khi hai chiếc răng nanh sữa hàm trên mọc đầy đủ. Trong một vài trường hợp, trẻ phải đến 22 tháng mới nhú mọc đầy đủ bốn chiếc răng nanh sữa này.
Từ 20 – 30 tháng: Bốn răng cối sữa cuối cùng
Hai chiếc răng hàm cuối cùng sẽ lấp đầy hàm dưới vào tháng thứ 20. Khi hai răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của hai răng hàm cuối cùng của hàm trên.
Chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ
Với thứ tự mọc lần lượt của những chiếc răng sữa, mỗi lần trẻ thường phản ứng bằng những biểu hiện như sốt nhẹ, quấy khóc,.. hãy giảm bớt sự khó chịu bằng cách:
- Sử dụng đồ chơi và đồ dùng dành riêng cho trẻ đang mọc răng.
- Thường xuyên lau tay, vệ sinh đồ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Mặc yếm khi bé chảy nước dãi nhiều để giúp vùng áo ngực luôn khô thoáng.
- Dùng băng gạc quấn quanh ngón tay và nhúng vào nước ấm để vệ sinh răng miệng cho trẻ, giúp giảm sưng đau vùng nướu sắp mọc.
- Cho bé uống đủ nước và sữa để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.
- Tăng cường canxi trong sữa và bữa ăn hàng ngày của trẻ.
- Hạn chế đồ ăn nhiều đường vào buổi tối để tránh sâu răng.
Lời khuyên cho bạn: Khi thứ tự mọc lần lượt của những chiếc răng sữa ở cả hàm trên và hàm dưới đã gần hoàn tất, hãy bế bé đứng trước gương để quan sát quá trình bạn vệ sinh răng miệng. Điều này giúp trẻ học hỏi và hình thành ý thức chăm sóc răng miệng.
Bạn cần lưu ý tránh dùng kem đánh răng có chứa nhiều florua trong giai đoạn này.
Như vậy, quá trình mọc răng sữa thường diễn ra từ tháng thứ 6-24 và bắt đầu mọc từ hàm dưới. Vệ sinh răng miệng đúng cách, tăng cường bổ sung sữa và canxi… là những cách khoa học giúp bạn và con vượt qua giai đoạn mọc răng dễ dàng hơn.
Quá trình mọc răng sữa sẽ kéo dài khoảng 2 năm, lịch mọc răng của trẻ em hoàn thiện khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 30. Trong quá trình răng sữa tồn tại trong miệng cần phải chăm sóc kỹ không sẽ rất dễ bị sâu dẫn tới “siết” răng. Việc tới nha khoa khám định kỳ 6 tháng – 1 năm là rất cần thiết để nha sĩ có thể kiểm tra và tư vấn cho các cha mẹ.
Tại Nha khoa Dana liên tục tiếp nhận điều trị cho rất nhiều các bé gặp phải vấn đề về Răng miệng mà đặc biệt là sâu răng. Và rất nhiều trường hợp tình trạng sâu răng ở trẻ rất nặng dẫn đến việc điều trị cho trẻ gặp nhiều khó khăn. Sứ mệnh của Nha khoa Dana là “nâng cao nhận thức và sức khỏe răng miệng cộng đồng” và trẻ em là một trong những đối tượng mà Nha khoa Dana luôn mong muốn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng từ đầu.
Các bé khi tới Nha Khoa Dana sẽ luôn được:
- Miễn phí 100% chi phí thăm khám, tư vấn cho trẻ em.
- Miễn phí 100% điều trị sâu răng ở trẻ em bằng thuốc SDF
DANA DENTAL – NHA KHOA ĐÀ NẴNG
- Địa chỉ: Số 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Số điện thoại: 0788 588 588
- Fanpage: facebook.com/danadental.vn
- Website: www.nhakhoadana.com