Răng 46 là chiếc răng hàm rất quan trọng của mỗi chúng ta. Chắc hẳn nhiều người trong chúng ta còn lạ lẫm với tên gọi răng số 46. Vậy răng 46 là răng nào? Có những bệnh lý nào với chiếc răng này? Nhổ chiếc răng này có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên.
Răng số 46 là răng nào?
Răng 46 nằm bên phải cung hàm ở hàm dưới. Nó là răng hàm lớn thứ 1, còn gọi là răng số 6 hàm dưới. Nó giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền thức ăn. Vì thế quyết định nhổ răng 46 cần được cân nhắc kỹ càng giữa việc nên hay không nên. Như vậy sẽ giúp bạn đảm bảo sức khoẻ cho mình, tránh ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Hình ảnh sơ đồ đánh số răng vĩnh viễn
Những trường hợp cần phải nhổ
Răng số 46 chỉ nhổ khi chiếc răng này bị lung lay, mất chức năng trên khung hàm. Hoặc răng bị sâu nặng không thể điều trị bảo tồn được. Trường hợp gặp sự cố về nha khoa, tai nạn, chiếc răng này cũng cần phải nhổ bỏ khi bác sĩ đã thăm khám và chỉ định.
Nguyên nhân gây sâu răng 46 kể đến nhiều nhất chính là do răng này là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất. Phụ huynh dễ nhầm lẫn với răng sữa do đó không chú ý vệ sinh gây dắt thức ăn lâu dần dẫn tới sâu răng. Chính vì vậy việc khám răng định kỳ đối với trẻ nhỏ là điều mà khi tới Dana Dental – Nha Khoa Đà Nẵng luôn được các Bác sĩ tư vấn kỹ càng.
Hình ảnh răng 46 sâu vỡ lớn, cần phải được chụp phim mới chỉ định là có nên nhổ hay không?
Để quyết định có phải nhổ bỏ chiếc răng này hay không, bác sĩ nha khoa cần dựa trên tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân. Hiện nay, dịch vụ nha khoa đã rất phát triển, số lượng những ca sâu răng số 46 buộc phải nhổ đã giảm nhiều so với thời gian trước bởi bệnh nhân đã tích cực khám răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nếu bệnh nhân muốn biết mình có phải nhổ răng số 46 hay không, cách tốt nhất là bệnh nhân nên tới nha khoa để kiểm tra.
Những trường hợp không nên nhổ
Răng 46 có các bệnh lý về răng miệng như bị sâu răng, viêm nướu,… Nhưng thân răng còn chắc không ảnh hưởng đến tủy thì không nên nhổ nó. Bạn có thể thăm khám nha khoa để được đề xuất cách điều trị tốt hơn.
Răng 46 bị sứt, mẻ do va đập nhưng có thể khắc phục được bằng cách hàn trám hoặc bọc răng sứ,… thì không nên nhổ răng 46.
Mất răng số 46 có ảnh hưởng gì không?
Một người trưởng thành sẽ có từ 28 – 32 chiếc răng. Răng số 6 là răng cối lớn thứ nhất trên cung hàm. Nó có vai trò rất quan trọng, đảm nhận chức năng ăn nhai chính do lực nhai dồn vào 8 chiếc răng hàm số 6 và số 7.
Răng số 6 bắt đầu mọc ở độ tuổi từ 6 – 8 tuổi. Khác với những chiếc răng sữa khác, khi rụng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Còn răng cấm này chỉ mọc 1 lần và không thay thế bằng bất kỳ chiếc răng nào khác.
Vậy mất răng số 46 có ảnh hưởng gì không?
Trả lời: Mất răng cấm gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tính thẩm mỹ của gương mặt, hàm răng. Khi không có biện pháp khắc phục thì sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng và bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, tiêu xương hàm, biến dạng mặt, sai lệch khớp cắn,…
Tại răng 46 có hệ thống dây thần kinh xương hàm dưới do đó, răng số 46 không thể nhổ bỏ một cách tùy tiện. Bởi khi mất răng số 46 sẽ gây nên các vấn đề nguy hiểm.
Tác hại của mất răng số 46:
– Lực nhai giảm sút: Do răng số 46 đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, đảm nhiệm chức ăn nhai chính. Vì thế, khi mất răng này sẽ làm lực nhai bị giảm sút. Lực nhai giảm khiến cho thức ăn không được nghiền nát trước khi nuốt. Do đó sẽ dẫn đến sự hạn chế trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Bạn sẽ dễ gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa.
– Tiêu xương hàm: Mất răng hàm dưới lâu ngày sẽ gây nên tình trạng tiêu xương hàm tại vị trí mất răng. Khi xương hàm bị tiêu sẽ khiến vùng má tại vị trí đó bị hóp vào gây lão hóa sớm, khuôn mặt sẽ bị già trước tuổi.
– Ảnh hưởng đến các cơ quan khác: Khi răng hàm bị mất sẽ khiến các răng xung quanh bị mất đi lực đỡ. Nó ảnh hưởng đến việc ăn nhai của bạn. Nếu để lâu thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan khác như mỏi cơ hàm, rối loạn khớp thái dương hàm…
– Ảnh hưởng đến răng xung quanh: Khi răng bị mất đi thì các răng bên cạnh cụ thể là răng 47,45 sẽ bị xô lệch. Các răng này nghiêng sang khoảng trống mất răng. Ngoài ra răng 16 đối diện với vị trí răng mất sẽ bị mọc trồi lên, gây mất cân bằng, ảnh hưởng đến khớp cắn.
Chi phí nhổ răng số 46
Tại Dana Dental, chi phí nhổ răng số 46 cũng tương tự như răng số 16, 26, 36 và các răng số 7. Các răng này đều là răng hàm và có từ 2 đến 3 chân. Mức độ khó nhổ là tương đương nhau.
Chi phí nhổ răng số 46 còn phụ thuộc vào một số yếu tố. Cụ thể: răng đã chữa tuỷ hay chưa hoặc răng có nhiễm trùng nhiều, tạo nang không? Vì một răng đã chữa tuỷ lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng cứng khớp làm tăng độ khó của răng nhổ, dẫn tới chi phí cũng tăng theo.
Dưới đây là bảng giá nhổ răng số 46 của Nha Khoa Dana
Dịch vụ | Giá | Đơn vị |
300.000 đ | 1 Răng | |
500.000 đ | 1 Răng | |
Nhổ chân răng còn sót lại | 500.000 đ | 1 Răng |
Nhổ răng đã điều trị tuỷ (Phụ thu) | 500.000 đ | 1 Răng |
Xử lý ổ răng nhiễm trùng | 500.000 đ | 1 Răng |
Hướng dẫn sau khi thực hiện nhổ răng
Ngay sau nhổ răng số 46 phải làm đúng theo lời dặn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng rỉ máu kéo dài.
- Cắn chặt gòn 30 phút, vừa cắn vừa nuốt nước bọt.
- Không được khạc nhổ hay súc miệng mạnh, tuyệt đối không được súc muối hay bỏ muối vào ổ răng.
- Ngày đầu sau khi nhổ nên ăn cháo/thức ăn mềm, tránh nhai mạnh vào vùng nhổ răng.
- Tránh ăn đồ quá nóng. Không hút thuốc, không sử dụng rượu bia.
- Ngày đầu tiên chườm đá ngoài mặt, những ngày sau chườm nóng để tránh sưng và bầm.
- Không được chùi màng trắng trên vết nhổ.
- Uống thuốc theo toa bác sĩ, vết thương sẽ lành trong khoảng từ 7-10 ngày.
Nếu thấy hiện tượng nhiễm trùng như sưng nóng kèm đỏ ngoài mặt, sốt, chảy mủ… phải tới phòng khám nha khoa đã nhổ tái khám lại ngay.
Tổng kết
Điều quan trọng là sau 2 tháng nhổ răng, bạn hãy tới nha khoa để trồng răng Implant. Trồng răng Implant giúp tái tạo răng giả mới thay thế răng số 46 đã mất. Phương pháp này vừa phục hình thẩm mỹ, vừa phục hồi chức năng cho răng. Đồng thời trồng Implant giúp ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương ở vùng răng đã mất.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết. Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!
Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng tốt và nhất.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dana
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Giờ làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 7:00 PM
- Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
- Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.