Mặc dù răng là bộ phận cứng, chắc của cơ thể con người nhưng trong một số trường hợp răng vẫn có thể bị gãy, vỡ hoặc nứt. Sự cố này sẽ gây đau nhức, khiến răng dễ bị nhiễm trùng và hư hỏng. Khi răng bị sứt mẻ phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều người, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ viêm tủy, sâu răng…
Trong trường hợp răng bị sứt mẻ, gãy vỡ hoặc bị gãy, bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nhưng trước đó, bạn cần thực hiện một số bước để giảm đau và giảm thiểu tổn thương cho răng. Hãy tham khảo bài viết này, để có thêm kinh nghiệm xử lý răng của mình trong những trường hợp này nhé!
Cách xử lý khi răng bị sứt, mẻ, gãy men răng
Khi bị gãy răng cần có biện pháp phục hồi sớm
Khi ăn nhai hoặc bị lực cứng tác động, nếu ngay sau đó bạn cảm thấy đau nhức nhiều thì cần kiểm tra lại xem chiếc răng đau có bị mất mảnh nào không. Nếu có, nghĩa là răng của bạn đã bị gãy, mẻ… Vậy răng bị sứt mẻ phải làm sao?
Thông thường, nếu miếng mẻ không quá lớn, bạn sẽ không cảm thấy đau tức thì mà cơn đau có thể thất thường, hoặc chỉ đau khi nhai hoặc ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh. Nếu cảm thấy đau nhức liên tục thì nên đi kiểm tra lại, có thể kiểm tra bằng cách soi gương xem có vết nứt hay mảnh răng nào rơi ra không.
Khi biết chắc chắn răng đã bị gãy, bạn cần đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trước khi đến bác sĩ, bạn cần thực hiện các bước sau để bảo vệ răng miệng của mình:
- Bạn nên giữ lại mảnh vỡ nếu có thể, vì trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ vào răng của bạn. Giữ các mảnh vụn bằng cách cho vào hộp đựng có sữa hoặc nước bọt để bảo quản.
- Tuyệt đối không tự gắn lại mảnh vỡ vì bạn sẽ bị đau dữ dội, nếu chẳng may chọc vào dây thần kinh hở.
- Do trong miệng có nhiều vi khuẩn nên vết thương rất dễ bị nhiễm trùng, cần chống viêm nhiễm bằng cách súc miệng trong 30-60 giây, tập trung vào vùng bị thương.
Nếu không thể đến nha sĩ ngay, bạn cần ăn thức ăn mềm cho đến khi nha sĩ điều trị răng. Răng bị sứt mẻ không nên ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ khiến răng bị nứt, rất nhạy cảm với nhiệt độ, còn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây đau nhức dữ dội. Bạn nên cố gắng nhai bên hàm không có răng bị mẻ để hạn chế tổn thương đến vị trí bị mẻ. Nếu mảnh vụn vẫn còn trong miệng, nó có thể cắt vào các bộ phận khác của cơ thể nếu vô tình nuốt phải, vì vậy bạn nên cố gắng nhổ nó ra ngay lập tức nếu phát hiện một chiếc răng bị sứt mẻ.
Răng bị mẻ phải làm sao?
Nếu răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn biện pháp phù hợp
Tùy vào nguyên nhân và mức độ răng bị mẻ mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị răng bị mẻ sớm không chỉ đảm bảo ăn nhai tốt mà còn hạn chế vi khuẩn tấn công mô răng. Các phương pháp xử lý răng đối với trường hợp răng bị mẻ, vỡ như sau:
- Răng bị mẻ, vỡ, gãy nhỏ
Đối với những trường hợp răng bị sứt mẻ nhẹ có thể sử dụng phương pháp mài răng để làm phẳng mặt răng. Làm gì khi răng cửa bị mẻ? Nếu răng cửa bị mẻ ở mức độ nhẹ thì cũng chỉ cần mài răng cửa bên cạnh cho ngắn lại để 2 răng bằng nhau.
Nếu răng bị sứt mẻ nhẹ cũng có thể áp dụng phương pháp trám răng để che đi khuyết điểm. Nhưng độ bền của miếng trám không cao, đặc biệt là miếng trám ở răng cửa.
- Răng sứt mẻ, gãy hoặc vỡ lớn
Trường hợp răng bị bể, vỡ, sứt mẻ lớn hay vỡ ngang thân răng thì bọc răng sứ hoặc mặt dán sứ là giải pháp phù hợp nhất, bởi đây là phương pháp mang lại độ bền chắc cao hơn so với trám răng.
Bọc răng sứ là phương pháp bác sĩ mài đi phần thân răng bị sứt mẻ thành một hình trụ nhỏ. Sau đó sử dụng một mão răng bằng sứ để cố định trên trụ, tạo thành một thân răng mới, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai như răng thật.
Mẻ răng là tình trạng khá phổ biến, hay gặp ở những người thích nhai đồ cứng hoặc cắn hạt dưa
Tùy vào chất liệu răng sứ và tay nghề của bác sĩ mà răng sứ có thể tồn tại từ 5 – 20 năm hoặc lâu hơn nếu bạn chăm sóc tốt. Ngoài ra, răng sứ còn có tính thẩm mỹ cao khi màu răng tự nhiên như răng thật, độ trong sáng bóng và không bị xỉn màu theo thời gian như trám composite.
Chi phí phục hồi răng khi bị mẻ, vỡ, bể, mẻ hết bao nhiêu tiền?
Chi phí phục hình răng bị sứt mẻ phụ thuộc vào mức độ tổn thương của răng, răng bị sứt mẻ, vỡ, mẻ có ảnh hưởng đến thân răng và chân răng không. Bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám bằng cách chụp phim X-quang tại nha khoa để có kết quả chính xác. Tùy vào mức độ tổn thương của răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương án điều trị phù hợp nhất với mức chi phí phù hợp nhất.
Nếu răng bị sứt mẻ ít thì chỉ cần dùng phương pháp mài răng mà tại các phòng khám thường làm miễn phí cho bệnh nhân. Còn về chi phí trám răng bị mẻ thường dao động từ 200 – 500 nghìn đồng/răng. Giá cả khác nhau từ phòng khám đến phòng khám.
Nếu răng của bạn bị mẻ, vỡ cần bọc sứ để cải thiện thì chi phí sẽ phụ thuộc vào loại sứ mà bạn lựa chọn, số lượng răng cần phục hình và bảng giá chi tiết của từng nha khoa.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, Nha khoa Dana hy vọng với những thông tin trên, mọi người có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt hơn. Nếu cần tư vấn hoặc hỗ trợ thêm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này!
Nha Khoa Dana – địa chỉ nha khoa chuyên nghiệp: Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, chúng tôi luôn cố gắng mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dana
Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dana Dental – Nha khoa uy tín tại Đà Nẵng
- Địa chỉ: 129 Nguyễn Hoàng, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
- Giờ làm việc:
- Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM – 8:00 PM
- Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
- Hotline tư vấn miễn phí: 0788 588 588
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.